Cách cai sữa cho bé khoa học, an toàn và hiệu quả nhất mẹ bỉm nên biết

Bé có nhiều thay đổi sau cai sữa như ngủ ít, quấy khóc, đầy bụng, phân cứng, mẹ lo lắng bé bị táo bón nhưng không biết cách xác định? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho các mẹ về dấu hiệu trẻ bị táo bón sau khi cai sữa. Qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Sacbaongoc và Fitobimbi tìm hiểu Làm Thế Nào Để Bé Không Táo Bón Khi Trẻ Cai Sữa Mẹ ? nhé

Các bệnh bé thường gặp sau cai sữa

Sau khi cai sữa cho bé, cha mẹ có thể thấy sự phát triển của bé khi bé được tiếp xúc với một nguồn dinh dưỡng mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh tật ở trẻ.

  • Rối loạn hệ tiêu hóa

Sau khi cai sữa, bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, bởi rất có thể nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hoặc đồ chơi. Biểu hiện rõ nhất là tiêu chảy nặng hoặc táo bón, kèm theo nôn, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu…

  • Nhiễm trùng đường hô hấp

Giai đoạn sau cai sữa, bé ngừng nhận kháng thể từ mẹ, đồng thời tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, đây là nguyên nhân chính khiến bé bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, cụ thể: mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan , …

  • Suy dinh dưỡng

Nhiều trường hợp sau khi cai sữa cho trẻ, trẻ trở nên biếng ăn, không thích nghi được với chế độ ăn mới dẫn đến tình trạng chậm lớn, thấp còi, chậm phát triển cả về cân nặng và chiều cao… từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa. Từ đó hình thành nên một vòng luẩn quẩn bệnh tật: suy dinh dưỡng, còi xương -> sức đề kháng suy giảm -> nhiễm trùng -> suy dinh dưỡng, còi xương .

Cách cai sữa cho bé khoa học, an toàn và hiệu quả nhất mẹ bỉm nên biết

Nhiều bé sau khi cai sữa bị táo bón dẫn đến sụt cân, quấy khóc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng bé bị táo bón sau khi cai sữa là phổ biến. Nguyên nhân có thể từ những nguyên nhân sau:

Bé dùng nhiều sữa công thức: Không hiếm trường hợp bé bị táo bón khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức vì trong sữa công thức có thể có một số thành phần (đạm, béo) khiến bé bị táo bón.

Không đủ chất xơ cần thiết: Điều này thường gặp ở những bé đã cai sữa và bắt đầu ăn dặm vì ngũ cốc thường ít chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.

Cơ thể thiếu hụt lượng nước cần thiết: Khi bé ngừng bú cũng đồng nghĩa với việc lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày cũng sẽ bị thay đổi, có thể không được cung cấp đầy đủ nên bé cũng dễ mắc các triệu chứng táo bón

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa trị

Những dấu hiệu trẻ bị táo bón sau cai sữa mẹ

Sau khi bé được 12 – 36 tháng tuổi, cha mẹ thường cho bé tập ăn dặm. Giai đoạn này bé có sự phát triển rất nhanh về trí não cũng như thể chất nên bố mẹ cần quan tâm và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, bé có thể bị táo bón sau khi cai sữa và chuyển sang thức ăn đặc. Cha mẹ cần chú ý đến dấu hiệu táo bón ở trẻ sau ăn dặm để có biện pháp cải thiện tình trạng táo bón cho bé.

Các triệu chứng táo bón sau cai sữa thường gặp ở trẻ là :

  • Tần suất đi tiêu của bé giảm. Thông thường, bé có thể đi tiêu 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên, khi bé bị táo bón, có thể 2 ngày bé mới đi tiêu một lần. Đối với hiện tượng giảm số lần đại tiện ở trẻ, cha mẹ cần chú ý và có thể nghĩ đến việc bé bị táo bón.
  • Khi bé đi vệ sinh phân cứng và vón cục: Ở trạng thái bình thường, phân của trẻ thường mềm, nếu cha mẹ thấy trẻ đi ngoài phân cứng, vón cục, dính thì rất có thể bé đang bị táo bón. Trường hợp nặng khi bé đi ngoài ra máu tức là bé đang bị táo bón nặng và có thể gây tổn thương hậu môn, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Khi thấy bé đi tiêu đau, khó chịu, rất có thể bé đang bị táo bón.
  • Táo bón khiến trẻ không hấp thu được hết chất dinh dưỡng từ thức ăn cung cấp, đồng thời không thể bài tiết bình thường gây đầy bụng, đầy hơi, khó chịu khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.
  • Bé bị đầy hơi, chướng bụng, sờ thấy cứng. Táo bón còn kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, bụng trẻ sẽ căng và cứng, cha mẹ có thể cảm nhận được khi sờ vào bụng trẻ.

Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi và giải pháp phòng ngừa

Làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón của bé sau khi cai sữa?

Tắm cho bé bằng nước ấm

Chi tiết cách tắm cho bé sơ sinh đúng cách - Hunmed Pharmaceutical Co., Ltd

Tắm cho bé bằng nước ấm

Nước ấm có thể kích thích cơ vòng co lại. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 5-10 phút. Điều này sẽ có tác dụng khiến hậu môn của bé được kích thích co bóp và giãn ra, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Massage bụng cho bé

Đối với những bé đi ngoài khó khăn , massage có thể giúp bé thư giãn hơn, massage bụng cho bé có thể giúp cơ ruột co bóp nhiều hơn và đẩy thức ăn ra ngoài nhanh hơn. Mẹ có thể massage bằng tay không cho bé bằng cách xoa từ trong ra ngoài cho bé, hoặc dùng một ít dầu massage cho bé để tăng độ êm dịu trong quá trình massage.

Thay đổi chế độ ăn của bé

Với những trẻ đã cai sữa, mẹ có thể cân nhắc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con:

  • Cho bé uống nhiều nước: Bổ sung nước sẽ giúp phân bé mềm hơn và bé đi vệ sinh thuận lợi hơn.
  • Cho bé uống men vi sinh giúp tăng cường hệ tiêu hóa: Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường hệ tiêu hóa sẽ cải thiện rõ rệt các vấn đề tiêu hóa mà trẻ đang gặp phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hàng tỷ lợi khuẩn có trong men vi sinh khi đi vào cơ thể bé sẽ nhanh chóng hoạt hóa, giúp cân bằng môi trường vi sinh vật trong đường ruột bé, hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng tối ưu cho bé. .

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

  • Ngoài men vi sinh, mẹ có thể cho con ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, giúp cải thiện tình trạng bệnh cho bé.
  •  Mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại trái cây tươi, mọng nước, có múi: Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả cũng là một cách an toàn để cải thiện tình trạng táo bón cho bé. Mẹ có thể cho trẻ uống nước ép trái cây, xay rau củ và nấu các món ăn khác cho trẻ.

Bạn có thể tham khảo thêm 13 Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả tại: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/cach-tri-tao-bon-cho-tre-so-sinh/

Cha mẹ nên sớm tìm cách khắc phục tình trạng táo bón cho con để tránh những hậu quả nghiêm trọng

Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài mà không được thăm khám và điều trị tốt có thể khiến trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm giác ở trực tràng, gây mất phản xạ đại tiện khiến tình trạng táo bón nặng hơn, dẫn đến rối loạn đại tiện và tiêu chảy.

Khi đó, các loại thuốc điều trị táo bón thông thường, việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ cần được thăm khám, đánh giá chuyên sâu (đo áp lực trực tràng, đánh giá phản xạ đại tiện…) và kết hợp điều trị bằng thuốc cùng với việc phục hồi chức năng (bao gồm kích thích điện hậu môn, giao thoa và tập phản hồi sinh học…) mới có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Táo bón ở trẻ em - Y Học Cộng Đồng

Kết luận

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị. Đối với những bé đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng đủ 3 nhóm chất: tinh bột, đạm và béo đồng thời bổ sung thêm chất xơ giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết .

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Táo Bón Khi Trẻ Cai Sữa Mẹ? , hãy luôn theo dõi Thuocnamgiatruyennguyenthithai.com để cập nhật những thông tin mới nhất nhé! Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc

Giới thiệu tác giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *